Tiếng Anh Thương Mại Là gì? Công việc dành cho cử nhân mới ra trường
Tiếng Anh thương mại là ngành học rất hot những năm gần đây. Để có được công việc chất lượng, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp đa quốc gia, ngành này yêu cầu sinh viên nắm vững ngữ pháp, từ vựng ngôn ngữ Anh và những kiến thức về kinh doanh, tài chính, nhập khẩu, kỹ năng giao tiếp quốc tế,... Để hiểu rõ hơn về các trở thành một chuyên viên phiên dịch tiếng Anh thương mại, mức lương và trường đào tạo tốt, hãy cùng Adola.Vn tham khảo bài viết dưới đây.
Nội Dung
- Ngành Tiếng Anh Thương Mại là gì?
- Có nên chọn ngành tiếng Anh thương mại không?
- Tố chất để trở thành phiên dịch viên Tiếng Anh thương mại
- Trường nào đào tạo tiếng Anh thương mại tốt?
- Tiềm năng nghề nghiệp đối với ngành Tiếng Anh Thương Mại
- Thách thức khi chọn ngành tiếng Anh thương mại
- Lương của ngành tiếng anh thương mại
- Kết luận
Ngành Tiếng Anh Thương Mại là gì?
Tiếng Anh thương mại là một chuyên ngành trong môn học ngôn ngữ Anh được học tại nhiều trường đại học, cao đẳng hiện nay. Được nhiều người biết đến với tên gọi chuyên môn hơn là học Tiếng Anh chủ đề Business.
Hiểu cụ thể hơn Tiếng Anh thương mại là ngành học chuyên nghiên cứu và được đào tạo các kiến thức, rèn luyện 4 kĩ năng nghe nói đọc viết chuyên môn về lĩnh vực kinh tế và ngoại ngữ. Có thể nói, ngành này được kết hợp bởi 2 ngành chủ yếu là ngôn ngữ Anh và Kinh Tế thương mại. Vì thế, ngành này sẽ cung cấp kiến thức tổng quát về hoạt động kinh doanh, nâng cao trình độ và nội dung tài liệu hoàn toàn bằng Tiếng Anh.
Bên cạnh đó, không chỉ được học các kiến thức chuyên ngành Tiếng Anh, sinh viên được nâng cao cho mình các kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, đàm phán, dịch thuật văn bản, phiên dịch ngôn ngữ làm bước tiến cho nghề nghiệp tương lai, được gia nhập vào các công ty nước ngoài.
Có nên chọn ngành tiếng Anh thương mại không?
Tiếng Anh với vai trò là ngôn ngữ toàn cầu, không chỉ kết nối các quốc gia mà còn mở ra cơ hội làm việc đa dạng trong những môi trường quốc tế. Điều này khiến ngành Tiếng Anh thương mại trở thành một lựa chọn hấp dẫn, vì nó không chỉ giúp bạn phát triển kỹ năng ngôn ngữ mà còn trang bị kiến thức về kinh doanh và quản lý quốc tế. Vì vậy, nếu bạn đang cân nhắc giữa nhiều ngành học, Tiếng Anh trong thương mại có thể là sự lựa chọn lý tưởng để mở rộng cơ hội làm việc và phát triển trong thế giới toàn cầu hóa hiện đại.
Tố chất để học ngành Tiếng Anh thương mại
Để học tốt Tiếng Anh thương mại, bạn cần có:
-
• Kỹ năng ngôn ngữ mạnh mẽ: Khả năng sử dụng tiếng Anh cả viết và nói lưu loát là rất quan trọng.
-
• Kiến thức về kinh doanh: Hiểu biết về các khái niệm và thuật ngữ thương mại sẽ giúp bạn học tập hiệu quả hơn.
-
• Kỹ năng giao tiếp và thương lượng: Khi làm tại một vị trí cần giao tiếp nhiều, đòi hỏi bạn phải là người năng động, có khả năng thuyết phục, hội nhập và giao tiếp hiệu quả (Người hướng ngoại thường sẽ phù hợp với ngành này hơn).
-
• Tính cách và thái độ: Sự tỉ mỉ, cầu thị và kiên nhẫn là những yếu tố giúp bạn thành công trong ngành này.
Ngành tiếng Anh thương mại học trường nào tốt?
Dưới đây là top các trường đại học trong và ngoài nước dẫn đầu về đào tạo ngành tiếng Anh thương mại mà bạn có thể theo học:
Trường đại học trong nước:
-
• Đại học Ngoại thương (FTU)
-
• ĐH Ngoại Ngữ (ĐH Quốc Gia Hà Nội)
-
• Học Viện Ngoại Giao
-
• Đại học Thương mại (TMU)
-
• ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH)
-
• ĐH Tài chính - Marketing TP. Hồ Chí Minh (UFM)
-
• ĐH Hoa Sen (HSU)
-
• ĐH Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội (NEU)
-
• ĐH Mở TP.HCM (OU)
-
• ĐH RMIT
-
• Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại
Trường đại học ngoài nước: Đại học Harvard, London, Monash,...
Cơ hội nghề nghiệp đối với ngành Tiếng Anh Thương Mại
Nhiều bạn vẫn thắc mắc học tiếng Anh thương mại làm nghề gì, trong lĩnh vực gì? Thì dưới đây là một số cơ hội việc làm cho ngành nghề này:
1. Giảng viên dạy ngành thương mại ngôn ngữ Anh
Tốt nghiệp chuyên ngành Tiếng Anh thương mại, bạn có thể giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng. Khi Việt Nam ngày càng hợp tác kinh doanh với nước ngoài dẫn đến nhu cầu học Tiếng Anh rất cao và họ rất muốn tuyển những giảng viên dạy ngành này.
Tuy nhiên không phải ai học ngành này cũng đều đi dạy được. Họ cần có thành tích xuất xắc trong ngành ngôn ngữ Anh và có được những kĩ năng mà công việc yêu cầu. Giảng viên tiếng Anh có thể dạy tại các trường đại học, cao đẳng hay chương trình dạy online các chuyên ngành kinh tế thương mại, ngoại ngữ. Không chỉ dạy, họ có thể truyền đạt các kiến thức về kinh doanh, bán hàng, chiến lược marketing,…
2. Xuất nhập khẩu
Để làm việc trong lĩnh vực này bạn cần có kiến thức chuyên ngành về xuất nhập khẩu cũng như đáp ứng được trình độ ngôn ngữ english với những kĩ năng nghe nói đọc viết một cách thành thạo và chuyên nghiệp. Đây là ngành giao thương hàng hóa giữa nhiều nước cho nên các nhà tuyển dụng cũng khắt khe trong quá trình tuyển dụng ứng viên. Hầu hết sẽ làm những đầu việc như soạn văn bản, contract giao dịch, giao tiếp hợp tác với nước ngoài, kí kết hợp đồng,...
3. Biên phiên dịch Tiếng Anh thương mại
Biên/phiên dịch Anh ngữ thương mại là một trong những nghề đầu tiên cho sinh viên chuyên ngành học Tiếng Anh khi ra trường có thể làm. Hiện nay, Việt Nam được các công ty quốc tế đầu tư hợp tác phát triển kinh tế. Đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài thành lập và hoạt động tại đây.
Họ hợp tác đầy đủ các lĩnh vực như kinh doanh, sản xuất hàng hóa, thiết bị y tế,… Việc hợp tác như vậy nhằm mở rộng quy mô thị trường và giúp các lao động Việt Nam có việc làm. Nhưng đôi khi khó khăn đến từ văn hóa ngôn ngữ khiến việc hoạt động kinh doanh không mấy thuận tiện.
Chính vì vậy, họ thực sự rất cần những bạn biên phiên dịch chuyên ngành thương mại ngôn ngữ Anh cho họ. Nghề biên phiên dịch như cầu nối giúp hiểu nhau, trao đổi công việc, chia sẻ giá trị văn hóa, phong tục tập quán giữa doanh nghiệp nước ngoài với thị trường Việt Nam.
Nhìn chung nghề biên phiên dịch tiếng Anh sẽ làm các việc như chuyển đổi các cuộc giao dịch, dịch hợp đồng, tài liệu văn bản, dịch cuộc họp từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và ngược lại. Để làm được khả năng giao tiếp Tiếng Anh phải thành thạo, lưu loát. Và đặc biệt, phải có kiến thức chuyên sâu về ngành thương mại Tiếng Anh.
4. Trợ lý & thư ký
Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí này, sẽ phải làm một trong các công việc như soạn thảo văn bản, đàm phán với đối tác, soạn thảo hợp đồng giao dịch, các giấy tờ có liên quan đến công ty. Công việc này đòi hỏi ứng viên phải có khả năng giao tiếp tốt do phải thường xuyên đọc tài liệu văn bản hợp đồng bằng Tiếng Anh. Sinh viên có thể tham gia các khóa học đào tạo nghiệp vụ văn phòng ngắn hạn trước khi xin vào công việc này.
Thách thức khi chọn ngành tiếng Anh thương mại
Ngoài tiềm năng lớn thì mặt trái của ngành tiếng Anh thương mại cũng là vấn đề mà nhiều người cần xem xét:
- • Đầu tiên, yêu cầu về kiến thức chuyên môn là cao, đòi hỏi ứng viên phải nắm vững kỹ năng tiếng Anh về cả ngữ pháp và các khái niệm thương mại như quản lý và marketing.
- • Thứ hai, mức độ cạnh tranh trong ngành rất lớn, vì vậy bạn cần có kỹ năng và kinh nghiệm vượt trội để nổi bật giữa các ứng viên khác.
- • Cuối cùng, làm việc trong môi trường quốc tế đòi hỏi khả năng thích ứng với sự đa dạng văn hóa và phong cách làm việc khác nhau. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần học hỏi là cần thiết để vượt qua những thách thức này và đạt thành công.
Mức lương của ngành tiếng Anh thương mại
Mức lương trong ngành Tiếng Anh thương mại có thể khác biệt rõ rệt tùy thuộc vào trình độ kinh nghiệm, vị trí và loại công ty.
-
• Đối với người mới ra trường, lương thường dao động từ 10 triệu đến 15 triệu đồng mỗi tháng.
-
• Với các chuyên viên có kinh nghiệm vài năm, mức lương có thể từ 20 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng.
-
• Đối với các vị trí quản lý hoặc làm việc cho các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn, mức lương có thể lên tới 50 triệu đồng hoặc hơn mỗi tháng, tùy thuộc vào trách nhiệm trong công việc và quy mô công ty.
Kết luận
Tiếng Anh trong thương mại là gì? Đã được giải thích cụ thể ở bài viết. Nếu bạn có ý định học hoặc đang học chuyên ngành Anh ngữ hãy thực sự học, nổ lực tìm tòi học hỏi, nhiệt huyết với nghề.
=> Tham khảo:
- • Tiếng Anh thương mại học những môn gì?
- • Kinh doanh quốc tế là gì?