Phiên dịch viên là gì? Phiên dịch Tiếng Nhật có khó không?
Biết ngôn ngữ là 1 lợi thế. Nếu bạn chuyên về ngôn ngữ nào đó, nghề phiên dịch hay thông dịch là con đường nghề nghiệp tốt cho bạn. Vậy bạn đã tìm hiểu nghề phiên dịch viên là gì chưa? Nếu bạn đang học tiếng Nhật muốn sau này trở thành phiên dịch viên. Thì bài viết này giúp bạn hiểu phiên dịch viên là gì? Phiên dịch Tiếng Nhật có khó không?
1. Phiên dịch viên là gì?
Phiên dịch viên là những người làm công việc phiên dịch, thực hiện trách nhiệm chuyển các ngôn ngữ văn bản, tài liệu hay các giấy tờ công ty từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Bạn có thể thấy, phiên dịch là công việc rất hữu ích và cao quý. Người làm phiên dịch chính là cầu nối cho quốc gia, tổ chức, cá nhân thuộc các ngôn ngữ khác nhau có thể hiểu được nhau, giúp thông cảm, thấu hiểu và trở nên gần gũi.
2. Những lợi ích và thử thách phiên dịch viên
Phiên dịch viên là nghề vô cùng khó khăn và thử thách. Mỗi công việc đều có những khó khăn và lợi ích riêng của nó. Nếu đã chọn nghề phiên dịch bạn cần biết rõ những khó khăn sẽ phải đối mặt và những lợi ích nào sẽ gặt hái trong sự nghiệp của bạn.
2.1 Lợi ích mà phiên dịch viên có được
Mức thu nhập cực tốt
Nghề phiên dịch được cho là nghề có mức thu nhập cao và hấp dẫn trong tất cả các ngành. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp cho phiên dịch trở thành ước mơ của nhiều bạn trẻ. Nhưng để có mức thu nhập tốt bạn phải chịu được áp lực công việc và luôn trau dồi kĩ năng và phát triển bản thân.
Theo thống kê, mức thấp nhất trong các báo giá công khai của công ty Việt Nam là 10 – 15 USD/giờ, giá trung bình là 15 – 25 USD/giờ. Ở mức trung bình, phiên dịch viên làm việc 6 giờ/ngày. 5 ngày/tuần thì trung bình thu nhập của phiên dịch khoảng 2400 USD/tháng, tương đương với 49 triệu đồng/ tháng.
Cơ hội việc làm lớn
Hiện nay, Việt Nam đã không ngừng nổ lực gia nhập vào kinh tế thế giới, xu hướng hội nhập ngày càng cao giữa các quốc gia. Các nước hợp tác làm ăn kinh doanh với nhau. Nên có thể nói là ngành nghề có triển vọng trong tương lai và cơ hội làm việc rất cao.
Học những kiến thức mới
Là một thông dịch viên bạn cần phải theo dõi những phát triển ở xung quanh. Luôn học tập và cập nhập những điều mới liên quan đến ngôn ngữ và cả công nghệ liên quan đến dịch thuật và phiên dịch. Cách duy nhất bạn muốn phát triển nghề chỉ có luôn trau dồi những kiến thức mới.
Cơ hội tiếp cận với nhiều người nổi tiếng
Nếu bạn có tài năng và uy tín trong nghề phiên dịch. Thông qua các cuộc gặp gỡ, nói chuyện bạn sẽ có cơ hội tham gia vào các tổ chức chính phủ, bộ ngoại giao, hay giám đốc của 1 tập đoàn lớn. Qua những cuộc gặp gỡ đó, ngoài mục đích phục vụ công việc, bạn có thể tạo thêm nhiều mối quan hệ khác và học hỏi bí quyết thành công của họ.
Giúp mọi người gắn kết với nhau
Rào cản lớn nhất giữa mọi người là ngôn ngữ. Nhiệm vụ của người phiên dịch là giúp mọi người hiểu nhau và giao tiếp với nhau. Truyền tải đúng thông điệp từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, từ đó phá vỡ rào cản giao tiếp là một trrong những lợi thế của ngành này.
2.2 Thử thách đối với phiên dịch viên
Bên cạnh những mặt lợi ích thì phiên dịch viên gặp phải những thử thách sau đây:
Phải am hiểu nhiều lĩnh vực
Là người phiên dịch không chỉ thành thạo ngôn ngữ của mình. Cần phải biết nhiều kiến thức đa dạng, am hiểu nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Đòi hỏi tính chuyên môn rất cao. Mỗi lĩnh vực ngành nghề đều có thuật ngữ chuyên môn riêng nhiệm vụ của người thông dịch là luôn học hỏi và mở rộng vốn từ vựng của mình.
Áp lực công việc cao
Công việc này được cho là áp lực cao. Bạn cần phải phản ứng nhanh và nắm rõ các hình thức và khả năng dịch đuổi hoặc dịch song song với người nói. Đòi hỏi bạn phải tập trung, tỉnh táo và có bộ nhớ tốt. Trong trường hợp, bạn dịch trực tiếp cho tất cả mọi người, bạn cần phải tự tin và làm chủ tình huống, những yêu cầu khắt khe dẫn đến áp lực công cao đối với người phiên dịch.
Đáp ứng nghề nghiệp đạo đức
Sự trung thành là điều quan trọng nhất khi người phiên dịch hiểu rõ nội dung của cả 2 bên. Bạn luôn phải giữ vững đạo đức nghề nghiệp trong mọi tình huống đặc biệt khi giao dịch liên quan đến vấn đề tài chính. Người phiên dịch cần truyền tải đúng nội dung không được thay đổi câu nói, làm khác nội dung để trục lợi bản thân.
3. Hai dạng phiên dịch chủ yếu
Dựa vào vị trí công việc phiên dịch mà có nhiều cách khác nhau để phân chia. Dựa vào hình thức giao tiếp con người, được chia làm 2 dạng phiên dịch chủ yếu:
3.1 Phiên dịch nói
Dịch nói là việc chuyển đổi ngôn ngữ trực tiếp tức thì không có thời gian cho bạn suy nghĩ hay phân tích. Có nhiều hình thức dịch nói như dịch cabin, thông dịch sự kiện, MC sự kiện song ngữ hay phiên dịch trong các cuộc gặp gỡ đối tác,…
Ngoài ra, phiên dịch nói có 2 hình thức chủ yếu như dịch đồng thời và dịch đuổi.
-
Dịch đồng thời: Dùng trong các hội nghị, sự kiện song ngữ. Có nghĩa người phiên dịch cần thực hiện chuyển đổi ngôn ngữ lập tức đến khán giả, công chúng. Để làm được điều này, phiên dịch viên cần nắm rõ chủ đề mình đang dịch.
-
Dịch đuổi: Còn hiểu theo nghĩa khác là dịch cabin. Hình thức này khiến bạn vừa nghe, vừa ghi tóm tắt lại ý chính của đoạn hội thoại, đoạn phát biểu nhanh chóng được dịch sang ngôn ngữ khác.
3.2 Phiên dịch viết
Chịu trách nhiệm chuyển đổi các văn bản, giấy tờ, sách báo từ các ngôn ngữ khác như Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung sang Tiếng Việt. Hình thức này bạn có thể dịch nhiều loại khác nhau từ dịch chuyên ngành IT Phần Mềm, dịch sách thiếu nhi, kế toán – kiểm toán,…
Ngoài thành thạo về ngôn ngữ, cần có kỹ năng dịch và đọc. Tốc độ đọc hiểu của bạn phải chuyên nghiệp và chính xác mới có thể giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng.
4. Yếu tố cần thiết để trở thành phiên dịch viên
4.1 Biết ít nhất 2 ngôn ngữ
Để làm được phiên dịch viên bạn cần biết 2 ngôn ngữ. Là người phiên dịch, bạn phải sử dụng được ngôn ngữ 1 cách mạch lạc, câu từ rõ ràng, đúng ngữ pháp.
4.2 Cần hiểu biết về văn hóa
Bạn đang có vốn ngôn ngữ từ vựng phong phú nhưng nhiêu đó thì chưa đủ. Bạn cần tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán cũng như phương ngữ địa phương để có thể diễn đạt chúng 1 cách tự nhiên nhất.
4.3 Thành thạo tiếng mẹ đẻ
Trước tiên, bạn phải nắm vững tiếng mẹ đẻ như dùng đúng thành ngữ, biết cách dùng cấu trúc hay từ ngữ, để có thể diễn đạt ngôn ngữ khác 1 cách tốt nhất. Đây là yếu tố quan trọng để người phiên dịch có thể dịch chuẩn và logic khi dịch.
4.4 Phản xạ tốt
Để làm được người phiên dịch viên giỏi bạn phải có khả năng phản xạ nhạy bén, linh hoạt, trí nhớ tốt để có thể xử lý những tình huống ngoài mong đợi. Để trí nhớ phản xạ tốt bạn cần rèn luyện, tập luyện thường xuyên.
4.5 Có khả năng tra cứu
Kỹ năng tra cứu là điều cần thiết để có thể giúp họ hoàn thành bản dịch 1 cách tốt nhất. Lĩnh vực mà người phiên dịch hoạt động rất đa dạng như giải trí, thương mại, nghiên cứu khoa học,… người phiên dịch có khi họ còn không hiểu những từ chuyên ngành. Vì vậy phiên dịch viên cần trợ giúp từ các công cụ dịch, từ điển để tra cứu từ và nghĩa của câu.
4.6 Có trách nhiệm trong công việc
Đây là yếu tố quan trọng mà phiên dịch viên phải có. Phải đặt mình vào người truyền đạt thì mới có thể phiên dịch 1 cách chính xác nhất, có trách nhiệm với nội dung mà mình dịch. Phải kiểm tra kỹ lưỡng từng chi tiết nhỏ nhất trước và sau phiên dịch.
4.7 Biết sử dụng công nghệ, tin học văn phòng
Để có bản dịch thuật chất lượng. Sau khi phiên dịch xong, phiên dịch viên trình bày lại nội dung dịch nếu đối tác yêu cầu. Người phiên dịch cần phải hiểu biết về công nghệ, tin học văn phòng để chỉnh sửa hình thức văn bản, cũng như trau truốt lại nội dung. Điều này sẽ giúp đối tác đánh giá cao về bạn.
5. Phiên dịch tiếng Nhật có khó không?
Hội nhập quốc tế đang phát triển, các doanh nghiệp đa quốc gia hợp tác và phát triển các nhóm ngành phiên dịch. Trong đó, nghề phiên dịch tiếng Nhật đang trong đà phát triển mạnh.
Khi nói tới phiên dịch ai cũng nghĩ đến mức lương khủng, hay cơ hội làm việc tốt. Vậy Tiếng Nhật là ngôn ngữ khó vậy có dễ để phiên dịch không? Câu trả lời là không.
Mỗi ngôn ngữ đều có những đặc thù riêng của nó. Đòi hỏi phải có kỹ năng, sự am hiểu về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, kiến thức về lĩnh vực dịch. Vậy ngôn ngữ Nhật có gì khó hơn các ngôn ngữ khác?
Đầu tiên, tiếng Nhật được đánh giá là ngôn ngữ khó nhất trong tất cả các ngôn ngữ khác. Nó gồm 3 bảng chữ cái tượng hình gồm hiragana, katakana và khó nhất là hán tự. Việc làm quen với những bảng chữ cái này đã không khiến nhiều người phải bỏ cuộc.
Thứ hai, Người Nhật họ rất coi trọng lịch sự, tôn tri trật tự trên dưới. Họ rất tôn trọng kính ngữ khiến nhiều người học tiếng Nhật phải khiếp sợ. Ở doanh nghiệp Nhật, nhất là các doanh nghiệp có nhiều người lớn tuổi, họ càng thường dùng kính ngữ, kiêm nhường để thể hiện sự lịch sự của mình. Điều này khiến cho người phiên dịch thật sự rất lo lắng.
Thứ ba, Tiếng Nhật sử dụng cả văn viết và văn nói nên để phiên dịch được cần cả 1 quá trình rèn luyện và trau dồi vốn kiến thức. Tốc độ nói âm gió của người Nhật rất “kinh khủng” với những người có kinh nghiệm phiên dịch đôi lúc gặp khó khăn và dịch sót ý.
Đây là ngôn ngữ khó để bạn chinh phục ngành phiên dịch viên. Để làm được bạn cần phải trau dồi kiến thức và học hỏi văn hóa của họ.
Kết luận
Bài viết trên giới thiệu chi tiết về phiên dịch viên là gì? Cũng như lợi ích và thử thách phiên dịch viên gặp phải. Trong tương lai bạn có dự định làm phiên dịch viên ngôn ngữ Nhật thì có thể tham khảo bài viết này để tránh mắc phải các lỗi khi phiên dịch. Chúc bạn thành công!